Ngày nay, mỗi chúng ta đều có ý thức bảo tồn và tìm kiếm giải pháp cho các vấn đề môi trường thông qua công nghệ, cho dù là do sự nóng lên toàn cầu hay sự thiếu hụt tài nguyên, bệnh tật hay nghèo đói. Nhu cầu sử dụng năng lượng ngày càng tăng, điển hình là các loại năng lượng truyền thống như dầu và khí đốt đã gây ra rất nhiều mất mát không thể bù đắp trên trái đất cùng với các vấn đề to lớn về kinh tế và môi trường. Tiến bộ công nghệ và những mối quan tâm ngày càng tăng về môi trường đã khiến điện mặt trời trở nên hấp dẫn hơn. Miễn là bạn có chỗ để lắp đặt (mái nhà) và có nhu cầu dùng điện, bạn có thể xây dựng cho riêng mình nhà máy năng lượng mặt trời để tự cung tự cấp.
Điện năng lượng mặt trời đã mở ra giải pháp thành công để giải quyết các vấn đề trọng yếu từ việc giảm hóa đơn tiền điện đến cứu lấy trái đất. Đối với các công ty thương mại và công nghiệp, điện mặt trời có thể làm giảm chi phí điện năng và giảm phát thải CO2.
Hơn nữa, hệ thống điện mặt trời có thể tạo ra điện cho các công ty và các ngành khác trong thời gian mất điện, giúp tránh được nhiều rủi ro tiềm ẩn cho doanh nghiệp.
Danh mục
Bối cảnh
Không có gì phải bàn cãi khi Việt Nam là một trong những thị trường năng động nhất thế giới về năng lượng tái tạo.
Năm 2019, một đợt vận hành ồ ạt do được khuyến khích đối với các dự án năng lượng mặt trời với tổng công suất hơn 5GW đã nói lên tầm quan trọng của thị trường Việt Nam đối với ngành năng lượng mặt trời trên toàn cầu. Làn sóng này phản ánh nhu cầu năng lượng ở Việt Nam vốn đang tiếp tục tăng khoảng 8,5% mỗi năm, tình trạng mất điện nghiêm trọng và thường xuyên sẽ diễn ra nếu không có bất kỳ biện pháp hữu hiệu nào được thực hiện. Và đó là lý do Chính phủ Việt Nam quyết định quảng bá điện mặt trời như một trong những kịch bản nhằm giải quyết thách thức trên thông qua hàng loạt biện pháp khuyến khích hấp dẫn. Mức tiêu thụ năng lượng của Việt Nam sẽ tiếp tục tăng khi nền kinh tế phục hồi sau suy thoái do đại dịch gây ra. Việt Nam đã ưu tiên phát triển các nguồn năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời và sẽ tăng dần tỷ lệ dùng điện từ năng lượng tái tạo trong tương lai gần.
Phát thải CO2 và khử cacbon
Gần đây, các vấn đề môi trường trở nên ngày càng nghiệm trọng. Ô nhiễm không khí, sự nóng lên toàn cầu, bệnh tật đều là những kết quả tiêu cực phát sinh từ các vấn đề môi trường khác nhau. Phát thải CO2 chiếm một phần rất lớn trong những thay đổi môi trường và lượng phát thải CO2 liên quan đến năng lượng trên toàn cầu đã chững lại ở mức khoảng 33 tỷ tấn (GT) vào năm 2019, sau hai năm gia tăng. Điều này chủ yếu là do việc giảm mạnh phát thải CO2 từ ngành Điện ở các nền kinh tế tiên tiến và nhờ vai trò ngày càng mở rộng của các nguồn năng lượng tái tạo (chủ yếu là điện gió và mặt trời), nhiên liệu chuyển từ than sang năng lượng tái tạo. Xu hướng trong năm 2019 này cho thấy quá trình chuyển đổi sang năng lượng sạch đang được thực hiện, dẫn đầu là ngành Điện trong công tác thực hiện quá trình giảm thải cacbonic.
Năng lượng mặt trời tốt hơn cho khí hậu ít nhất 20 lần so với than đá truyền thống. Các công nghệ pin mặt trời mới nhất sẽ làm gia tăng hiệu suất đáng kể. Vấn đề cốt lõi là thời gian hoàn vốn trung bình 3 năm, có nghĩa là sau 3 năm, các tấm pin mặt trời sẽ tạo ra năng lượng bằng mức tiêu thụ trong quá trình sản xuất và lắp đặt ban đầu. Trong 22-27 năm còn lại của vòng đời, bạn đang thu lợi từ hệ thống này.
Phát triển kinh tế
Năng lượng là yếu tố cơ bản của các hoạt động kinh tế. Mặc dù đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế của các nước lớn, nền kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng 1,81% trong nửa đầu 2020.
Theo báo cáo, cả nước có 121 dự án điện mặt trời với công suất 8.100 MW vào cuối năm 2018, và các cơ quan chức năng đang giải quyết 220 dự án chờ xử lý. Các nhà đầu tư năng lượng sẽ chi khoảng 150 tỷ USD để đáp ứng nhu cầu điện ngày càng tăng ở Việt Nam trong thập kỷ tới.
Năm 2020 có thể xem là năm bùng nổ nhất của điện mặt trời tại Việt Nam, việc lắp đặt năng lượng mặt trời trên mái nhà ở Việt Nam đã tăng 2.435%, tăng từ mức cơ bản năm 2019 là 378MWp lên 9.583GWp, trải rộng với gần 102.000 hệ thống.
Là một trong những quốc gia đang phát triển nhanh nhất trên thế giới, ngày càng có nhiều công ty trong nhóm RE100 như Nike, Adidas, New Balance, v.v. xây dựng nhà máy tại Việt Nam. Ngoài ra, ngày càng có nhiều công ty lắp đặt hệ thống năng lượng mặt trời áp mái tại các nhà máy của mình để tiết kiệm chi phí điện năng. Hơn nữa, theo Chương trình Xúc tiến Năng lượng Mặt trời Áp mái của Việt Nam giai đoạn 2019-2025 và theo Quyết định 2023 của Bộ Công Thương, Việt Nam đặt mục tiêu đạt công suất 1GW điện mặt trời áp mái dưới dạng 100.000 hệ thống năng lượng mặt trời áp mái vào năm 2025. Thêm vào đó, Việt Nam còn có tiềm năng lắp đặt trên 4 GW áp mái vào năm 2030 với phân khúc thương mại và công nghiệp chiếm 95% thị phần.
Giá điện ngày càng tăng
Giá bán lẻ điện bình quân đã tăng từ 1.729 đồng (7,49 cent Mỹ) mỗi kWh lên 1.864 đồng (8,03 cent Mỹ), chưa bao gồm VAT. Các chương trình định giá khác nhau cũng được thiết lập cho các hộ gia đình và doanh nghiệp.
Giá bán lẻ cho các hộ gia đình hiện dao động từ 1.678 đồng mỗi kWh đến 2.927 đồng mỗi kWh tùy thuộc vào mức sử dụng. Biểu giá điện cho các doanh nghiệp và khu công nghiệp hiện nay được chia thành hai mức khác nhau: 3.076 đồng mỗi kWh cho giờ cao điểm và 970 đồng mỗi kWh cho giờ thấp điểm.
Chi phí điện ngày càng tăng chắc chắn sẽ tạo thêm nhiều áp lực cho các công ty kinh doanh và các ngành công nghiệp. Bằng cách lắp đặt các tấm pin năng lượng mặt trời, các công ty và các ngành công nghiệp có thể sử dụng trực tiếp điện năng do hệ thống năng lượng mặt trời tạo ra để tiết kiệm chi phí điện.
- Giá bán điện bình quân
1,729 VNĐ/kWh (7.49 US cents) đến 1,864 VNĐ/kWh (8.03US cents)
- Giá điện sinh hoạt cho hộ gia đình
1,678 VNĐ/kWh đến 2,927 VNĐ/kWh
- Giá điện sản xuất và kinh doanh
3,076 VNĐ/kWh trong giờ cao điểm và 970 VNĐ/kWh trong giờ thấp điểm.
Lợi ích của việc sử dụng điện năng lượng mặt trời:
Hãy cứu lấy trái đất
Năng lượng mặt trời tạo ra nguồn điện sạch, có thể tái tạo từ mặt trời và có lợi cho môi trường. Nguồn thay thế cho nhiên liệu hóa thạch này sẽ làm giảm lượng khí thải carbon ở trong và ngoài nhà, từ đó giảm khí nhà kính trên toàn cầu. Năng lượng mặt trời được biết là có tác động tích cực đến môi trường.
Điện mặt trời không tiêu tốn tài nguyên nước
Điện Hạt Nhân
2.3 lit/KWh
Điện nhiệt than
1.9 lit/KWh
Điện Mặt Trời
0 lit/KWh
Điện mặt trời không phát thải khí CO2
Than đá
800 – 1250 g CO2/kwh
Khí đốt
800 – 1250 g CO2 /kwh
Năng lượng mặt trời
0 g CO2 /kwh
Tự cung tự cấp
Miễn là bạn có mái nhà, bạn có thể lắp đặt hệ thống điện mặt trời để tự cung tự cấp. Điện năng được tạo ra vào ban ngày có thể đáp ứng nhu cầu sử dụng điện của chính bạn để đạt mức chi phí tiền điện 0đ.
Kết nối hệ thống với lưới điện
Bằng cách kết nối hệ thống quang điện vào lưới điện, bạn có thể bán điện năng do các tấm quang điện tạo ra để có thêm lợi tức đầu tư.
Hỗ trợ về chính sách
Việt Nam đã thông qua Chiến lược Phát triển Năng lượng Tái tạo đến năm 2030 với tầm nhìn đến năm 2050. Chiến lược này chủ yếu hướng tới mục tiêu thúc đẩy việc sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo và tài nguyên thiên nhiên thân thiện với môi trường.
Thủ tướng Chính phủ Việt Nam cuối cùng đã ban hành quyết định về biểu giá điện hỗ trợ mới (Feed-in Tariffs – giá bán điện năng sản xuất ra từ nguồn năng lượng tái tạo được cung cấp vào hoặc bán cho lưới điện) cho các dự án điện mặt trời. Biểu giá điện hỗ trợ này sẽ được áp dụng đến ngày 31 tháng 12 năm 2020.
Thứ tự | Loại Dự án | Giá bán (đ/Kwh) |
---|---|---|
1 | Đối với các dự án điện mặt trời nổi | 1,758 |
2 | Đối với các dự án điện mặt trời gắn trên mặt đất | 1,620 |
3 | Đối với các dự án điện mặt trời áp mái | 1,943 |